Cẩm Tú Cầu là một trong những loại hoa có màu sắc rực rỡ nhận được sự yêu thích của mọi người. Là cây hoa thân mộc, Cẩm Tú Cầu ban đầu có hoa màu trắng sau đó chuyển dần sang màu hồng hoặc màu lam. Vậy hoa Cẩm Tú Cầu có ý nghĩa như thế nào, cách chăm sóc và trồng cây ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin bổ ích về loài hoa này nhé.
Nội dung chính của bài viết
Ý nghĩa của hoa Cẩm Tú Cầu
Hoa Cẩm Tú Cầu có nguồn gốc đến từ đất nước mặt trời mọc Nhật Bản. Người ta thường coi hoa Cẩm Tú Cầu tượng trưng cho lòng biết ơn. Vì cánh hoa Cẩm Tú Cầu nhỏ, mỏng manh và xếp với nhau thành từng chùm thể hiện sự thành tâm. Ngoài ra với những lĩnh vực khác nhau hoa Cẩm Tú Cầu còn mang ý nghĩa khác nhau.
Ý nghĩa hoa Cẩm Tú Cầu trong tình yêu
Trong tình yêu Cẩm Tú Cầu có ý nghĩa cho sự thay đổi. Tuy nhiên nó vẫn mang lại sự thu hút, người ta tặng hoa Cẩm Tú Cầu cho người khác giới với mục đích biểu thị cho sự hứng thú muốn tìm hiểu đối phương.
Ý nghĩa hoa Cẩm Tú Cầu trong ngày cưới
Khi cắm hoa cưới nhiều người đã lựa chọn hoa Cẩm Tú Cầu làm hoa cầu hôn. Theo truyền thuyết, hoa Cẩm Tú Cầu được 1 vị công chúa La Mã lựa chọn để ném vào chú rể trong lễ hội kén rể. Chính vì vậy ngày nay nhiều cô dâu cũng lựa chọn nó để làm hoa trang trí hoặc hoa cầm tay trong ngày cưới.
Ý nghĩa hoa Cẩm Tú Cầu theo màu sắc
Những màu sắc của hoa Cẩm Tú Cầu được thể hiện khác nhau, cụ thể:
- Màu hồng: đại diện cho tình yêu, sự lãng mạn và hạnh phúc.
- Màu xanh: Mang ý nghĩa cho sự xin lỗi chân thành.
- Màu trắng: đại diện cho tình yêu trong sáng, tinh khôi.
- Màu tím: đại diện cho sự giàu sang, sung túc.
Xem thêm:Ý Nghĩa Sen Đá Và Cách Chăm Sóc Cây Đơn Giản Để Cây Mọc Tươi Tốt
Sự tích hoa Cẩm Tú Cầu
Rất nhiều năm trước đây khi trái đất bắt đầu có sự sống, sự xuất hiện của những bộ tộc cùng với những cuộc chiến tranh liên miên tranh giành lãnh thổ bắt đầu diễn ra. Chứng kiến sự đố kị và tiếng khóc oán than của con người, một vị thần đã xuất hiện và đứng ra giải quyết mọi việc. Sau đó cuộc sống của người dân nơi đây dần ấm no vị thần này đã giao quyền năng và chọn người kế nhiệm là một người trong bộ tộc.
Khi đó vị thần đã chọn 1 cô gái chỉ mới 16 tuổi đang còn trinh trắng, xinh đẹp và thiện lương. Cô hay mặc những bộ đồ trắng thể hiện cho sự thuần khiết và trong sáng. Cứ cách 6 năm tục lệ chọn nhà tiên tri kế vị tiếp theo được tổ chức. Đến lần thứ 127 có 1 cô gái có tên là Lia được nhắm cho vị trí này, nhưng không may Lia đã phải lòng chàng trai Erike, chính là người lớn lên và ở bên cô từ khi còn nhỏ.
Cha mẹ Lia không đồng ý mối lương duyên này và ép Lia phải tham gia buổi lễ kế nhiệm. Trong buổi lễ Lia thầm cầu nguyện rằng cô không phải là người kế nhiệm đó, nhưng sự thật Lia vẫn được vị thần và dân làng chọn làm người kế nhiệm mới.
Không thể chống lại định mệnh, Lia đi trên con đường làm nhà tiên tri còn Erike do quá đau khổ đã rời bỏ quê hương, rời bỏ người con gái mà mình yêu. Tuy nhiên trong khoảng thời gian làm nhà tiên tri, Lia chỉ luôn cầu nguyện cho sự bình an của Erike và mong ngóng để gặp lại chàng.
Sau 3 năm rời xa dân làng, Erike trở về và thuyết phục Lia bỏ trốn theo mình, nhưng vì trách nhiệm của một nhà tiên tri, Lia không thể đi cùng Erike. Trong lúc 2 người nói chuyện thì bị dân làng phát hiện, 2 người đã cùng nhau chạy trốn vào trong rừng sâu. Sau nhiều ngày chạy trốn, Lia kiệt sức không thể đi tiếp nữa, cô biết dân làng sẽ đuổi kịp 2 người rất sớm thôi và khuyên Erika đi trước.
Nhưng Erika sao có thể bỏ lại Lia 1 mình, chàng muốn cùng Lia sống chết có nhau. Khi dân làng kéo đến cùng lúc đó là mũi tên nhọn bay về phía tim của Erika, nhưng chính Lia là người đã đỡ mũi tên đó cho chàng. Khi chứng kiến cảnh này, Erika hết sức đau khổ và không tin vào mắt mình. Lia đã dùng chính mạng sống của mình đã cứu anh, dùng sự hy sinh và cao thượng của mình để anh được sống.
Tuy nhiên mũi tên đâm quá sâu khiến Lia không còn sức chống trả, lúc đó cô cố gắng dùng hết sức lực mình có để chống cây trượng quyền năng xuống đất. Khi cây trượng vừa chạm vào mặt đất, toàn bộ khu rừng lập tức xuất hiện rất nhiều cây cao gần 2 mét, những cây này bỗng dưng xuất hiện những bông hoa to có màu trắng. Chúng có hình cầu và những cánh hoa nhỏ xếp chồng lên nhau tạo nên 1 cánh đồng hoa trắng vô cùng đẹp. Cũng chính lúc cánh đồng hoa xuất hiện là lúc hình bóng Lia dần mờ nhạt trước mắt Erike.
Xem thêm: Ý nghĩa hoa mẫu đơn và những câu chuyện về loài quốc sắc thiên hương này
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Cẩm Tú Cầu
Bạn có thể dễ dàng trồng và chăm sóc hoa Cẩm Tú Cầu theo hướng dẫn của chúng tôi dưới đây.
Cách trồng hoa Cẩm Tú Cầu
Cây Cẩm Tú Cầu là loại cây ưa bóng mát, hơn nữa nó được xem là một loại cây rất dễ trồng nên bạn hoàn toàn có thể trồng Cẩm Tú Cầu bằng hạt giống, hoặc chiết cành. Cụ thể:
- Cắt 1 đoạn nhánh cây Cẩm Tú Cầu dài khoảng 30-40 cm. Chú ý bạn nên chọn đoạn nhánh có 3 đốt lá, vỏ cây đã già có màu gỗ, có nhiều búp to ở nách lá
- Cắt bỏ cặp búp và lá phía dưới nhánh cây, sau đó ngâm vào nước khoảng vài giờ đồng hồ.
- Cắm đoạn nhánh cây trên vào đất, buộc cố định để phần gốc cây không bị lung lay
- Trồng cây tại nơi có ánh sáng râm, không sáng quá cũng không tối quá
- Đất trồng có đủ đổ ẩm và có nhiều chất dinh dưỡng
- Sau khi cây phát triển thì bản có thể gây thêm nhiều nhánh Cẩm Tú Cầu khác. Thường xuyên tưới nước cho cây và dùng vỏ cây vụn để giữ ẩm cho cây.
- Khi xuất hiện cây Cẩm Tú Cầu con trên nhánh cây trồng thì bạn có thể tách cây con ra.
Cách chăm sóc hoa Cẩm Tú Cầu
Để chăm sóc và giúp hoa Cẩm Tú Cầu phát triển thì bạn có thể chú ý những điều sau:
Tưới nước: Để cây có đủ lượng nước để sinh trưởng thì bạn cần tưới nước thường xuyên. Như vậy lá cây mới không bị héo. Đặc biệt khi vào mùa khô thì bạn cần để ý về việc cung cấp nước cho cây nhiều hơn. Ngoài ra bạn cũng nên dự đoán lượng nước tưới cho cây để không bị úng cây.
Tỉa cành: Việc tỉa cành thường xuyên giúp cây phát triển tốt hơn, vào thời điểm giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân thì việc tỉa cành giúp cây có hoa nhiều hơn. Nếu bạn tỉa chậm và không tỉa cành thì cây sẽ không có hoa. Nếu bạn không chắc chắn về thời điểm cắt tỉa thì cứ chờ hết mùa hoa nở sau đó cắt bỏ bông là được. Đối với những cành cây cao thì bạn nên tỉa ở đốt lá thứ 6 sau đó cắt tỉa theo chiều cao của cây. Cây càng cao thì tỉa càng nhiều, tuy nhiên nếu bạn tỉa nhiều quá thì mùa hoa năm sau cây sẽ ít hoa hơn.
Xem thêm: Hoa Hướng Dương – nguồn gốc và ý nghĩa
Bón phân: Để cây có đủ chất dinh dưỡng thì 1 năm bạn nên bón phân khoảng 1-2 lần vào cuối đông. Tùy theo kích thước của cây mà lượng phân bón sẽ khác nhau. Bạn cũng nên cũng không quá lạm dụng phân bón để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Sau khi bón phân xong thì bạn nên tưới nước để phân bón ngấm sâu vào đất.
Chăm sóc cây sau khi trồng: khi trồng cây được 6 tuần tuổi thì bạn tiếp tục bón phân lần thứ 2 sau khi trồng. Với những nơi có vùng khí hậu ấm thì bạn nên bón phân vào khoảng tháng 5-6, nếu có nhiệt độ thấp hơn thì khoảng tháng 6-7.
Cách đổi màu cho hoa Cẩm Tú Cầu
Cẩm Tú Cầu được xem là 1 loại hoa đặc biệt, dễ thích ứng và có thể sống trong nhiều môi trường đất khác nhau. Nó có thể tồn tại ở trên đất chua, trung tính hoặc vôi. Nhiều người có thể thay đổi độ pH của đất để làm thay đổi màu hoa trồng.
Nếu bạn muốn hoa Cẩm Tú Cầu của mình có mùa lam thì vào mùa hè bạn hãy sử dụng dung dịch Clorua sắt, như vậy độ pH của đất sẽ thay đổi. Hoặc bạn cũng có thể chôn 1 số cây đinh bị gỉ vào gốc cây, như vậy hoa sẽ có màu lam. Nếu bạn muốn có hoa màu hồng thì hãy bón thêm 1 ít vôi để nâng cao độ pH.
Có thể bạn quan tâm:
- Những câu chuyện cảm động tận trời cao của hoa bỉ ngạn
- Ý nghĩa của hoa Tulip và truyền thuyết về hoa
- Ý nghĩa của hoa Ly và những công dụng có thể bạn chưa biết
- Ý Nghĩa Hoa Hồng Theo Màu Sắc, Số Bông Và Những Hình Ảnh Đẹp Nhất
Như vậy với những thông tin trên chúng tôi hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích có liên quan đến hoa Cẩm Tú Cầu. Hãy để lại bình luận nếu có những thắc mắc liên quan đến bài viết nhé.