Hoa Huệ – loài hoa thuộc chi Lilium, bắt nguồn từ Hy Lạp. Hoa Huệ xuất hiện và quen thuộc đối với người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hoa Huệ được sử dụng nhiều trong đời sống vì hương thơm và ý nghĩa mang tính biểu tượng của chúng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của loài hoa này nhé!
Nội dung chính của bài viết
Nguồn gốc và tính biểu tượng của hoa Huệ
Hoa Huệ thuộc chi Lilium (theo tiếng Latinh) bắt nguồn từ Hy Lạp Leirion. Đây là một từ chỉ về hoa trong nhiều nền văn minh trước đó.
Xưa kia, hoa Huệ giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Hy Lạp và người La Mã cổ đại. Vào thời kỳ này, hoa Huệ được nhân giống và trồng ở rất nhiều nơi. Nó là một trong những loài hoa liên quan đến những huyền thoại trong tôn giáo của họ lúc bấy giờ.
Theo các nhà giả kim thuật, hoa Huệ được ví như là loài cây mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Nó là loài cây của mặt trăng sẽ giúp xoa dịu những nỗi đau trong lòng.
Và hơn hết, biểu tượng lâu đời của hoàng gia Châu Âu – cây diên vĩ cách điệu, biểu tượng cho sự vương giả, quý phái. Đây là một trong những loài hoa có cùng dòng họ với hoa Huệ.
Ý nghĩa của hoa Huệ
Mỗi loài hoa đều mang trong mình những ý nghĩa, biểu trưng nhất định, nó là phần linh hồn của hoa, là một trong những lý do được con người yêu thích và lựa chọn. Hãy cùng cùng tôi khám phá phần ý nghĩa này từ hoa Huệ nhé!
Sự vương giả, cao quý
Trong phần nguồn gốc chúng ta cũng trình bày qua, một loài thuộc họ hoa Huệ được tạo cách điệu thành biểu tượng của hoàng gia Châu Âu. Thông qua đó có thể thấy, loài Huệ mang ý nghĩa sự vương giả, cao quý của hoàng tộc.
Sự sinh sôi
Huệ được trồng bằng củ, rất dễ phát triển và nhân giống một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, các bông Huệ mọc lên dày đặc, tỏa mùi thơm ngát khi nở. Do vậy người ta cho rằng chúng mang trong mình ý nghĩa của sự sinh sôi, khả năng sinh sản tốt và mang trong mình thiên chức của một người mẹ.
Xem thêm: Ý Nghĩa Hoa Thạch Thảo Và Hình Ảnh Đẹp Về Loài Hoa Thanh Tú Này
Sự tinh khiết, vẻ đẹp của thanh xuân
Hoa Huệ mang trong mình ý nghĩa của sự tinh khiết có lẽ bắt nguồn từ những cánh Huệ trắng (vì màu trắng luôn làm ta liên tưởng đến sự tinh khiết). Ngoài ra, sức sống của loài hoa này khá tốt cùng với những đóa hoa tươi mới nở rộ, khiến người ta liên tưởng đến thanh xuân tốt đẹp của mỗi người. Loài hoa này cũng được những người theo đạo công giáo sử dụng huệ tuyết có thể đại diện cho đức mẹ Đồng Trinh.
Lòng đam mê
Chẳng biết nguồn gốc ý nghĩa này của loài hoa này bắt nguồn từ đâu, nhưng ngày nay mỗi khi nhìn thấy những cánh Huệ, người ta lại liên tưởng đến niềm đam mê. Cũng có thể dựa vào sự tài ba của họa sĩ của bức tranh nổi tiếng “thiếu nữ bên hoa Huệ” để liên tưởng lòng đam mê trên loài hoa này.
Sự tái sinh
Đây là một trong những ý nghĩa mà người Hy Lạp và La Mã xưa dành cho loài hoa có lịch sử lâu đời này. Ngoài ra theo các nhà kim thuật giả, đây là loài hoa của mặt trăng có thể giúp xoa dịu nỗi đau.
Ý nghĩa dựa trên màu sắc của hoa
Mỗi màu sắc của hoa Huệ cũng mang ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Chẳng hạn, Huệ trắng mang trong mình sự tinh khiết nên được lựa chọn đặt trên trang thờ trong những ngày lễ chạp nhằm tưởng nhớ tốt tiên.
Huệ có sọc hồng có ý nghĩa dành cho sự khích lệ. Nếu một ngày nào đó, bạn đang buồn vì một thách bại trong cuộc sống, hãy tự mua cho mình một bó huệ sọc hồng để cổ vũ bản thân nhé. Ngoài ra màu hoa này còn mang ý nghĩa tham vọng và thách thức mọi khó khăn đấy.
Bên cạnh đó, Huệ đỏ có nghĩa là sự đam mê, cháy bỏng rất phù hợp với những dịp đặc biệt dành cho uyên ương. Còn Huệ vàng là biểu trưng cho sức khỏe tốt rất thích hợp tặng cho những người thân yêu hoặc thăm bệnh…
Xem thêm: Ý Nghĩa Hoa Oải Hương – Lavender Và Những Hình Ảnh Đẹp, Lãng Mạn
Một vài đặc điểm, nuôi trồng của hoa Huệ
Thuộc về nhóm họ Lilium (tiếng la tinh), ở Việt Nam hoa Huệ còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như vũ lai hương, dạ lai hương. Cái tên này có nghĩa hoa nở về đêm, có mùi hương ngào ngạt. Những cái tên gọi này hầu hết gắn liền với đặc tính và mùi thơm mà loài hoa này tỏa ra.
Ở Việt Nam người ta chia giống Huệ thành hai loại: Huệ Ta và Huệ Tây. Huệ Tây còn có tên gọi là hoa Loa Kèn – loài hoa xuất hiện trong bức tranh nổi tiếng “thiếu nữ bên hoa Huệ”. Chính bởi mùi thơm của nó, Huệ Ta màu trắng thường được dùng trong những dịp cúng giỗ, tưởng nhớ tổ tiên của người Việt.
Một vài đặc điểm mang tính khoa học của hoa Huệ
Hoa Huệ mọc lên từ củ giống thân tỏi thuộc họ Thùa (tiếng anh gọi là Agavaceae). Huệ được chia thành hai giống: Huệ đơn và huệ kép nhờ vào đặc điểm riêng của chúng.
Huệ kép còn được gọi là Huệ tứ diện có đặc điểm cây cao, khoảng cách các bông hoa dày. Huệ đơn (Huệ xẻ) có đặc điểm thân ngắn, hoa thưa. Ở hai giống Huệ lại được phân chia thêm nhiều giống khác nhau như: Huệ trâu, Huệ ta…
Hoa huệ có nhiều màu sắc khác nhau nhưng quen thuộc nhất vẫn là màu trắng. Hoa có hình phễu, nở về đêm và tỏa ra hương thơm ngát. Vào ban đêm, mức độ tỏa hương của của hoa dày đặc hơn ban ngày. Ngoài ra, vào những ngày nắng, hương thơm của chúng cũng nhạt hơn vào ngày mưa, ẩm thấp.
Tập tính nở về đêm của hoa Huệ phát triển là do nhu cầu của hoa cũng như nhờ vào một quá trình dài trong kỳ tiến hóa. Khi nở vào ban đêm, hương thơm của hoa sẽ tỏa ra mức độ cao để thu hút côn trùng (nhất là loài bướm đêm) đến thụ phấn cho chúng nhằm duy trì nòi giống của mình.
Tại Việt Nam, hoa Huệ trắng là loài hoa được yêu thích. Vào những ngày cúng giỗ, Tết nguyên đán… chúng ta thường được thấy người dân đặt một bình huệ lên bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên.
Xem thêm: Ý Nghĩa Hoa Bồ Công Anh Và Những Hình Ảnh Cực Đẹp Về Loài Hoa Này
Một vài đặc điểm nuôi trồng hoa Huệ ở Việt Nam
Huệ là loài có thể nở hoa quanh năm. Tuy nhiên, loài hoa này ưa ánh sáng nên vào mùa hè cây hoa phát triển tốt và nở nhiều bông hơn vào mùa đông.
Tại Việt Nam, hoa Huệ được trồng nhiều nhất là ở các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc và một số tỉnh thuộc miền trung. Ngày nay một số tỉnh thành ở khu vực miền Nam cũng chuyển sang trồng loại hoa này nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.
Lượng tiêu thụ hoa Huệ lớn nhất là vào dịp tết nguyên đán và trong tháng giêng. Dù không ở ngay khu vực trồng hoa, nhưng bạn có thể mua dễ dàng mua được hoa ở bất cứ nơi đâu trong cả nước bởi sự phân phối của loài hoa này rất rộng rãi.
Xem thêm: Ý Nghĩa Hoa Cẩm Chướng Và Những Hình Ảnh Đẹp Về Loài Hoa Này
Cách trồng hoa huệ
Cây Huệ không kén loại đất trồng, tuy nhiên chúng thích hợp với những loại đất thoát nước tốt. Do vậy, nếu muốn Hoa của mình phát triển tốt bạn nên để ý đến khâu làm đất.
Nếu gia đình không có không gian, bạn lựa chọn trồng hoa hệ vào những chậu sứ, chậu nhựa… được đục lỗ thoát nước ở dưới. Lấy đất vườn hoặc mua đất chuyên dùng, trộn thêm phân gà, mùn hữu cơ, than bùn…theo tỷ lệ thích hợp để đất có thêm dưỡng chất nuôi cây. Sau khi trộn đất, bạn không nên trồng cây ngay mà nên phơi ải phần đất trong khoảng 2 tuần để loại bỏ các mầm bệnh.
Huệ được trồng từ củ, khi trồng phải chọn những củ phát triển tốt, không sâu bệnh. Củ được chôn sâu cách lớp đất mặt trong khoảng 2 đến 3cm; củ cách củ khoảng 20cm. Sau khi trồng phải tưới nước ngay cho cây. Về sau, mật độ tưới là 2lần/ ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
Cây Huệ 1 tháng tuổi được bón phân lót (sử dụng phân hữu cơ hoặc phân NPK được pha loãng). Trong quá trình phát triển của cây, cứ khoảng cách 20 – 25 ngày tiếp tục bón phân cho đến khi hoa trổ bông và thu hoạch.
Những hình ảnh đẹp về hoa huệ
Cùng ngắm nhìn những bức ảnh đẹp về loài hoa này nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Ý Nghĩa, Sự Tích Của Hoa Quỳnh Và Cách Trồng Cho Cây Ra Hoa Đẹp
- Ý Nghĩa Hoa Cẩm Tú Cầu Và Cách Trồng, Chăm Sóc Để Hoa Ra Màu Đẹp
- Ý Nghĩa Sen Đá Và Cách Chăm Sóc Cây Đơn Giản Để Cây Mọc Tươi Tốt
- Ý nghĩa hoa mẫu đơn và những câu chuyện về loài quốc sắc thiên hương này
Ngoài việc được trồng làm trang trí thì một vài giống Huệ là một trong những nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe được nhiều người yêu thích. Người ta còn sử dụng hoa Huệ trong việc điều chế thuốc điều trị các vết lở loét và thu hẹp dần các khối u. Tuy nhiên, không phải Huệ nào cũng có chức năng này, do vậy bạn không được tự ý điều chế, sử dụng mà phải hỏi ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyền nhé!