Khô môi nứt nẻ vào mùa đông là nổi ám ảnh của nhiều chị em

10 cách trị khô môi tại nhà cho đôi môi mềm mịn căng bóng

Với một số người, khô môi không chỉ diễn ra vào mùa đông mà còn ở mọi thời điểm trong năm. Tình trạng này vừa gây khó chịu, đồng thời lại kéo theo nhiều phiền toái khác trong cuộc sống cho người sở hữu đôi môi khô. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng môi bị khô rộp, nứt nẻ? Có cách trị khô môi nào hiệu quả lại an toàn cho cơ thể hay không? Để biết điều đó, mời các bạn theo dõi tổng hợp dưới đây của kynguyenlamdep.com.

Những nguyên nhân khiến môi thường xuyên bị khô, nứt nẻ

* Khô môi do yếu tố di truyền:

Thực tế thì khô môi do di truyền rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu không may rơi vào trường hợp này, bạn nên nghe theo tư vấn của các chuyên gia da liễu và tích cực chăm sóc môi thật kỹ lưỡng, tránh việc môi bị khô nhiều hơn do tác động từ môi trường xung quanh.

* Khô môi do yếu tố môi trường:

Môi trường xung quanh chúng ta, như nắng, gió, khói, bụi, nhiệt độ cao, nhiệt độ quá thấp,… đều có thể gây khô môi. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng môi khô nẻ của phụ nữ Việt Nam hiện nay. Biết được môi trường nào khiến môi mình trở nên khô, thiếu sức sống, bạn có thể tìm ra cách trị khô môi tương ứng.  Ví dụ bạn làm trong văn phòng luôn mở điều hòa lạnh, không khí khô thì bạn có thể mua một chiếc máy phun sương để bổ sung độ ẩm trong phòng. Nếu thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng bạn có thể sử dụng khẩu trang, son dưỡng môi có thành phần chống nắng để tránh môi chịu tác động từ những tia tử ngoại,…

Thói quen liếm môi làm mất độ ẩm của môi

* Khô môi do thói quen liếm môi:

Nhiều người có thói quen liếm môi thường xuyên, hành động đó sẽ khiến tình trạng khô môi trở nên khó kiểm soát. Bởi không như chúng ta nghĩ, liếm môi không hề cung cấp thêm độ ẩm cho môi, thay vào đó chúng chỉ khiến môi bị mất đi độ ẩm, đồng thời lưu lại một số thức ăn trên môi, càng làm môi bị khô thêm. Vì thế, cách trị khô môi đối với người hay liếm môi vừa khó lại vừa dễ, đó chính là cố hết sức để từ bỏ thói quen xấu này của bản thân.

* Khô môi do hóa chất:

Hóa chất có trong son môi, trong màu xăm môi, phun môi cũng khiến môi dễ bị khô hơn bình thường. Để khắc phục điều đó, bạn cần sử dụng son có thêm thành phần dưỡng ẩm cho môi, tẩy trang và tẩy da chết cho môi đều đặn. Nếu muốn xăm, phun môi, hãy giao đôi môi của mình cho những cơ sở uy tín thực hiện bạn nhé!

* Khô môi do bệnh lý:

Ngoài những lý do trên, bạn cũng có thể bị khô môi do yếu tố bệnh lý. Một số căn bệnh liên quan đến hoạt động của tuyến giáp, bệnh tiểu đường, bệnh da liễu,… cũng khiến làn da của bạn bị khô hơn. Lúc này, phương án tốt nhất mà bạn cần làm ngay lập tức là gặp bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị thích hợp bạn nhé!

10 cách trị khô môi hiệu quả và dễ áp dụng tại nhà

Một đôi môi khô, bong tróc là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu không phải môi bị khô do yếu tố bệnh lý thì chị em hoàn toàn có thể tự khắc phục bằng cách chăm sóc môi tại nhà.

Dưới đây, kynguyenlamdep.com xin chia sẻ cho các chị em 10 cách trị khô môi cực kỳ hiệu quả từ những nguyên liệu tự nhiên. Mời chị em bớt chút thời gian theo dõi!

Mật ong cung cấp độ ẩm rất tốt cho đôi môi

1. Cách trị môi khô và thâm bằng mật ong:

Mật ong được coi là “thần dược” cho làn da nói chung và da môi nói riêng. Bản thân mật ong có khả năng dưỡng ẩm, chữa lành vết thương, kích thích sản sinh tế bào mới, bên cạnh đó còn có tính kháng khuẩn cao, vì thế nó có thể làm lành những đôi môi khô nẻ. Ngoài ra, mặt nạ mật ong còn ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng môi, trả lại một đôi môi mềm mại và ửng hồng tự nhiên.

Khi bị khô môi, bạn chỉ cần chuẩn bị một chút mật ong tự nhiên. Mỗi ngày, trước khi đi ngủ bạn hãy thoa đều mật ong lên môi và để nguyên đến sáng hôm sau. Hoặc nếu có thời gian hơn, bạn có thể đắp mặt nạ mật ong- nước hoa hồng- bột yến mạch 2- 3 lần mỗi tuần để môi hết khô, hết bong tróc và quyến rũ hơn.

Dưỡng ẩm bằng lá lô hội (nha đam)

2. Cách trị khô môi bằng lá lô hội:

Đối với chị em yêu thích mỹ phẩm thiên nhiên, hẳn không còn xa lạ với việc làm đẹp da bằng lá lô hội. Với aloin và hàng loạt vitamin A, C, E, B1 cùng các khoáng chất quý, lá lô hội có thể giúp chúng ta thanh lọc cơ thể, làm đẹp da và chữa khô môi hiệu quả.

Để giảm tình trạng môi khô bong tróc, trước khi đi ngủ bạn chỉ cần đắp phần thịt trong của lá lô hội lên môi, để nguyên khoảng 20 phút sau đó rửa lại môi với nước ấm.

Cánh hoa hồng ngâm sữa tươi, xay nhuyễn giúp dưỡng ẩm môi, làm bật màu cho đôi môi

3. Cách khắc phục môi khô bằng hoa hồng:

Hoa hồng không chỉ đẹp mà còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, các chất chống ô xy hóa, kháng viêm,… rất tốt cho môi. Chính vì vậy, để có một làn môi mịn màng, mềm mại, bạn có thể dùng nước hoa hồng để giúp cải thiện tình trạng môi nứt nẻ, khô sần của mình nhé!

Cách trị khô môi bằng nước hoa hồng như sau:

Ngắt cánh của 2 bông hoa hồng to, sạch (loại hoa hồng ta không phun thuốc bảo vệ thực vật) đem rửa với nước. Chờ cánh hoa ráo, ngâm cánh hoa cùng với sữa tươi trong 3 tiếng rồi vớt ra, chú ý khi ngâm cho sữa ngập cánh hoa. Tiếp đó, dùng máy xay sinh tố nghiền nát cánh hoa hồng để tạo thành mặt nạ ủ môi. Trước khi đi ngủ, bạn đắp cánh hoa xay này lên môi và để qua đêm.

Kiên trì áp dụng 3 lần mỗi tuần, môi của bạn sẽ được cung cấp đầy đủ độ ẩm, ngoài ra sắc môi cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Dưỡng ẩm bằng Vaseline mỗi ngày

4. Cách trị khô môi bằng vaseline:

Đây là phương pháp trị khô môi cực kì đơn giản, tiết kiệm thời gian của bạn mà vẫn cho hiệu quả như ý. Việc bạn cần làm là mua một hũ vaseline loại tốt và chăm chỉ thoa lên môi 3 lần mỗi ngày. Với tính năng cấp ẩm nhanh chóng, làm mềm môi và cung cấp cho môi đầy đủ dưỡng chất cần thiết, vaseline sẽ giúp đôi môi bạn đoạn tuyệt nhanh chóng với tình trạng bong tróc khó chịu. Quá tuyệt vời phải không nào?

Cách nhanh chóng để lấy lại đôi môi căng mọng là dùng vitamin e

5. Cách trị khô môi bằng vitamin E:

Ngoài vaseline, cũng có một cách nhanh chóng khác để giúp bạn chữa môi khô nẻ, đó chính là sử dụng vitamin E. Nếu dùng loại viên nang mềm, trước khi đi ngủ bạn chọc một lỗ nhỏ trên nang, sau đó dùng vitamin bên trong thoa đều lên môi và ngủ một giấc thật ngon. Sáng dậy, bạn hãy rửa môi với nước ấm và cảm nhận sự mịn màng mà vitamin E đem lại cho môi. Cách này nên áp dụng khoảng 3 lần mỗi tuần bạn nhé!

Dưỡng ẩm bằng dưa chuột

6. Cách trị khô môi bong tróc bằng dưa chuột:

Đắp mặt nạ dưa chuột để chăm sóc da mặt đã quá quen thuộc với nhiều chị em. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đắp dưa chuột tươi cũng là một cách trị khô môi vô cùng hữu hiệu.

Cách làm thì không thể đơn giản hơn được nữa, bạn chỉ cần một vài lát dưa chuột tươi (tuyệt đối sạch- không hóa chất) chà đều tay lên da môi. Mỗi ngày áp dụng một vài lần, môi bạn sẽ căng mọng tự nhiên, không còn lo lắng về khô hay nứt nẻ.

Dầu Oliu cũng là một phương pháp được đông đảo chị em sử dụng

7. Dùng dầu oliu trị khô môi:

Từ xa xưa, dầu ô liu đã được sử dụng để làm đẹp da mặt, da môi, và cho đến ngày nay, việc sử dụng ô liu trong làm đẹp ngày càng được áp dụng rộng rãi. Với những đôi môi khô nứt nẻ, chị em nên chọn loại dầu ô liu nguyên chất, dạng đặc nhất vì chúng có chứa hàm lượng dưỡng chất cao, vừa giúp môi hết khô, lại giúp môi mờ thâm, nâng sắc.

Cách trị khô môi bằng dầu ô liu như sau, mỗi khi cảm thấy môi bị khô căng, hãy lấy ngay một chút dầu ô liu thoa nhẹ lên môi và để nguyên. Ngoài ra, buổi tối trước khi đi ngủ bạn cũng nên ủ môi bằng dầu ô liu để môi mềm mịn hơn, tránh bị khô khi thức dậy.

Dầu thầu dầu là một loại dầu mới đối với nhiều người, nhưng tác dụng của nó khó có thể bỏ qua

8. Cách trị khô môi bằng dầu thầu dầu:

Dầu thầu dầu có nguồn gốc từ Đông Phi nhưng ngày nay nó đã trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nếu muốn dùng dầu thầu dầu để trị khô môi, bạn cần chuẩn bị 1 thìa dầu thầu dầu trộn đều với 1 thìa glycerin (có thể mua tại các hiệu thuốc), nhỏ thêm một vài giọt chanh tươi rồi thoa lên môi qua đêm. Sau khi ngủ dậy, hãy làm sạch môi với nước ấm. Chăm chỉ áp dụng phương pháp này,. môi bạn không những hết khô mà còn hồng hào và mịn màng trông thấy.

Cách đơn giản để trị khô môi là bổ sung nước cho cơ thể

9. Giúp môi bớt khô bằng cách bổ sung nước và vitamin

a. Bổ sung nước hàng ngày cũng là cách để trị khô môi, theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để môi luôn đủ ẩm.

b. Ngoài nước, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại vitamin A, B2, C cho cơ thể. Bởi khi cơ thể bị thiếu hụt một trong những loại vitamin này thì môi bạn cũng dễ bị tổn thương. Việc bổ sung vitamin cần được tiến hành thường xuyên, tốt nhất là thông qua việc ăn nhiều trái cây, rau xanh, các sản phẩm sữa,…

Thói quen chăm sóc đôi môi

10. Thay đổi thói quen cũng là một cách trị khô môi hiệu quả

a. Như đã nói ở trên, thói quen liếm môi vô cùng nguy hại. Bởi vậy, bạn nhất định phải từ bỏ thói quen này nếu muốn có một đôi môi căng mọng, mịn màng.

b. Nếu là người hút thuốc lá, bạn cũng nên từ bỏ thói quen này ngay lập tức. Không chỉ khiến môi bạn khô nẻ trầm trọng, hút thuốc lá còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Vì thế bạn cần bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt nhé!

c. Nhiều bạn gái có thói quen sử dụng son màu để che khuyết điểm môi khô nứt nẻ. Tuy nhiên đây cũng là thói quen bạn nên từ bỏ bởi các loại son màu đều không tốt cho một đôi môi đang khô nứt. Thay vào đó bạn thử  sử dụng các loại son dưỡng tự nhiên, ví dụ như dầu dừa để giúp môi cân bằng độ ẩm trở lại.


Có thể bạn quan tâm:


Trên đây là 10 cách trị khô môi cực kỳ đơn giản nhưng đem lại hiệu quả tuyệt vời cho những đôi môi khô. Hãy chia sẻ và cùng kynguyenlamdep.com áp dụng những biện pháp này để sở hữu một đôi môi căng mọng, làm nụ cười của bạn thêm rạng rỡ nhé!

3 thoughts on “10 cách trị khô môi tại nhà cho đôi môi mềm mịn căng bóng”

Leave a Reply